Thứ nhất, toàn bộ diện tích tầng một nên bố trí tổng thể cả phòng khách và bếp ăn, chú ý để lại một phần vừa phải để làm sân hoặc đặt tiểu cảnh giữa nhà nhằm điều hòa không khí, mang lại nguồn năng lượng tươi vui. Việc sắp xếp cả 2 không gian quây quần trong cùng một diện tích sẽ giúp gia đình gắn kết hơn.
Thứ hai, các khoảng góc vẫn luôn khiến người ta khó chịu khi không thể tận dụng tối đa. Giải pháp cho điều này là sử dụng các vật dụng có thể kê sát tường. Tại phòng khách là các loại sofa chữ L thanh lịch tạo cảm giác gọn gàng, thoáng đãng. Phòng ngủ có thể là kệ trang trí hoặc kệ góc vừa giúp tô điểm không gian vừa tận dụng được diện tích.
Thứ ba, chia nhỏ không gian trong nhà là một cách thông minh để tạo hiệu ứng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng những bức tường ngăn kiên cố hoặc quá kín đáo. Hãy tận dụng những bức vách lửng hoặc chính đồ nội thất vừa khiến không gian thoáng đãng vừa tạo mối liên kết giữa các khu vực riêng biệt trong nhà.
Thứ tư, bí quyết cần nhớ nhất chính là chú ý đến kích thước của các món đồ nội thất cơ bản như sofa, tủ quần áo hay giường ngủ… Bạn nên nghiên cứu thật kỹ về kiểu dáng cũng như tỷ lệ kích thước của nội thất và không gian thực tế để tránh trường hợp nhà nhỏ nhưng nội thất quá lớn gây tình trạng mất cân bằng, tạo cảm giác khó chịu, bức bối.
Sử dụng đồ nội thất gọn và đơn giản là điều rất cần thiết khi thiết kế nội thất nhà ống nhỏ hẹp, đồ nội thất nhỏ gọn giúp cho không gian trở nên thoáng mát và rộng rãi hơn, đồng thời vẫn đảm bảo sự tiện nghi về công năng sử dụng cho gia chủ. Hơn nữa, các đồ nội thất nên được mua theo kế hoạch ngay từ đầu, không quá xa hoa nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa trong căn nhà. Màu sắc cũng được lựa chọn thống nhất để tạo nên một không gian sống hoàn chỉnh