Hiện nay, tại các thành phố lớn, giá nhà đất dường như chỉ có tăng mà không hề giảm. Số ít các dự án nhà ở giá rẻ không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Ngoại trừ một số ít người trẻ có được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, hầu hết số còn lại đều phải nỗ lực tự kiếm tiền mua nhà ở. Trở ngại lớn đối với những người trẻ lần đầu tiên mua nhà là việc cân đối bài toán tài chính. Vậy giải bài toán nhà cho người trẻ nên thế nào?
Để giải đáp phần nào câu hỏi đó, hôm nay CafeLand TV tổ chức buổi talk show về chủ đề “Giải bài toán mua nhà cho người trẻ”.
Hiện tại theo khảo sát trên thị trường thì giá căn hộ mức thấp nhất dao động từ 1.2- 3 tỷ, tùy thuộc vào vị trí và khoảng cách di chuyển xa hay gần so với các quận trung tâm; nhà liền kề mặt phố giá dao động trên dưới 3 tỷ và tăng lên khi vị trí càng gần các quận trung tâm thành phố. Để sở hữu nhà ở tại các thành phố lớn là vấn đề không hề đơn giản. Cho nên để mua được nhà trong tương lai, người trẻ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dành thời gian tích lũy tài chính theo phương pháp “2 lần 50%”.
+ Tích lũy đủ 50% giá trị nhà mới nên mua.
+ Tiền để trả khoản vay ngân hàng không nên quá 50% tổng thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ ở mức an toàn trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam khá cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân, và có khả năng biến động thị trường lãi suất....
- Người trẻ phải đa dạng cách kiếm tiến.
- Nếu trông chờ vào lương thì không khả thi, tính lương trung bình thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay thì để mua nhà được các bạn trẻ phải tích lũy 20 năm thu nhập trong điều kiện chi tiêu với chi phí thấp nhất.Riêng tôi làm trong lĩnh vực bất động sản có 6-7 năm kinh nghiệm bán hàng lẫn đầu tư .Các bạn trẻ muốn có nhà tại các thành phố lớn nên:
- Phải hoạch định chi tiêu rõ ràng (Chia làm 6 loại tài khoản):
+ Dùng 55% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu ( chi phí sinh hoạt, chi tiêu cá nhân... ). Nếu khoản chi tiêu này càng hạ xuống mức tối thiểu thì khoảng thời gian tích lũy càng được rút ngắn.
+ Dùng để đầu tư dài hạn: 10% tổng thu nhập ( mua ô tô, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản....)
+ Đầu tư cho tương lai: 10% tổng thu nhập ( mua các loại bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho con....)
+ Đầu tư cho giáo dục: 10% tổng thu nhập ( nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức đầu tư bất động sản... )
+ Tài khoản cho đi (giúp bố mẹ, từ thiện ….): 5% tổng thu nhập ( nếu gia đình có thu nhập cao và chưa cần thì các bạn có thể tăng thêm khoản tiền tích lũy này )
+ Vui chơi, giải trí : 10% tổng thu nhập ( du lịch trải nghiệm, các hoạt động giải trí... )
+ Khi nào tích lũy đủ khoản đầu tư dài hạn thì trích ra để mua nhà.
- Đối với trường hợp những bạn trẻ muốn đầu tư vào nhà đất để kiếm lời thì cần phải:
+ Phải nhìn 2 mặt của thị trường (màu xám, màu hồng) : chuẩn bị tâm lý đối mặt với rủi ro, thành công hay thất bại trong lĩnh vực đầu tư để có chiến lược dài hơi trong kinh doanh.
+ Phải trang bị đầy đủ kiến thức để đầu tư (học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm) : học hỏi kinh nghiệm các nhà đầu tư đi trước trong lĩnh vực bất động sản hoặc có liên quan; và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực đầu tư ( cần có thời gian và kiến thức thị trường theo thời gian ).