Trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đón nhận 13,5 tỷ USD từ 1.624 dự án mới được cấp phép, 6,4 tỷ USD từ các dự án tăng vốn, và 3,5 tỷ USD từ hoạt động mua bán cổ phần, tổng cộng 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. FDI vào bất động sản chiếm 5% tổng vốn FDI, đứng thứ tư sau sản xuất công nghiệp, điện, sản xuất AC và phân phối cùng với khai thác mỏ và khoáng sản.
Theo số liệu thống kê của CBRE, đầu tư private equity vào bất động sản trong năm 2016 và 2017 đạt 613,5 triệu đô la Mỹ, cao nhất trong tất cả các ngành bán lẻ/tiêu dùng, giáo dục, tài chính, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và giải trí, theo thống kê của Deal Street Asia. Nhờ có nguồn vốn dồi dào từ các quỹ đầu tư nước ngoài mà các chủ đầu tư trong nước đã phát triển nhanh chóng. Các giao dịch đầu tư nổi bật nhất trong Quý 3/2017 là từ Vincom Retail, Novaland, Dragon Capital and Quốc Lộc Phát.
Vincom Retail, được hỗ trợ từ Warburg Pincus, đang lên kế hoạch IPO tại thị trường chứng khoán TP.HCM, dự kiến chào bán số lượng cổ phiếu trị giá 600 triệu USD. Trong lúc đó, Shinhan hợp tác với Vinacapital đầu tư 100 triệu Đô la Mỹ vào Novaland. Samsung Securities cùng với Caldera Pacific, một quỹ đầu tư private equity từ Hồng Kông đã mua 40% cổ phần của Dragon Capital và trở thành cổ đông lớn thứ hai. Cuối cùng, Keppel Land đã mua 20% cổ phần của Quốc Lộc Phát, chủ đầu tư của khu phức hợp Sóng Việt tại Thủ Thiêm, Quận 2, TP.HCM.
Ngoài các giao dịch private equity nêu trên, CBRE cũng cho biết thị trường đã ghi nhận 27 giao dịch tài sản/ đất dự án thành công với giá trị gần 900 triệu đô la Mỹ trên khắp Việt Nam. Ngày càng có nhiều đơn vị đầu tư nước ngoài không chỉ tỏ ra hứng thú với thị trường Việt Nam mà bắt đầu có những động thái để nhập cuộc.
Theo Trí thức trẻ/ Thanh Ngà